Nhà máy gạch Hạ Long tiền thân của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long hôm nay được khởi công xây dựng từ những năm đầu thập niên 70 thế kỷ XX, gồm 1 Nhà máy gạch Ba Lan Giếng Đáy do nước Cộng hòa Ba Lan viện trợ xây dựng với 3 lò vòng công suất 20 triệu viên/năm và Nhà máy gạch Tiêu Giao do Bungari viện trợ xây dựng 2 lò tuynel công suất 30 triệu viên/năm. Tuy nhiên, sau khi khánh thành năm 1978 thì chỉ 01 lò tại Nhà máy gạch Hạ Long hoạt động, còn lại đều không sản xuất.
Tới những năm 1992, 1993, cùng với thời kỳ cải cách, đổi mới nền kinh tế cả nước nói chung, nhu cầu của thị trường tăng cao, Nhà máy gạch Bungari đã cải tạo máy móc thiết bị, đi vào sản xuất thử nghiệm và đạt công suất ổn định với sản lượng 35 triệu viên QTC/năm.
Ngày 24/3/1993, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 81A/BXD-TCLĐ thành lập Nhà máy gạch Hạ Long trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Thủy tinh và Gốm xây dựng – Bộ Xây dựng.
Ngày 30/7/1994, Bộ Xây dựng ký Quyết định số 482/BXD-TCLĐ đổi tên Nhà máy gạch Hạ Long thành Công ty gốm xây dựng Hạ Long thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (kể từ ngày 01/8/1994).
Tháng 3 năm 1995 ông Nguyễn Văn Bình được Bộ xây dựng và Tổng công ty bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Gốm xây dựng Hạ Long. Và một cách nghĩ, cách làm mới về nghề gạch ngói đất sét nung đã được hình thành. Ông Nguyễn Văn Bình đã mạnh dạn cho dừng tại Nhà máy gạch Ba Lan để tập trung sản xuất tại Nhà máy gạch Tiêu Giao. Quá trình sản xuất tại Tiêu Giao lúc đó hệ thống sấy phòng không hiệu quả phải chuyển dần sang phơi sấy ngoài trời. Từ đó mô hình nhà cáng kính và cáng dã chiến phơi gạch mộc được ra đời đã giúp Công ty chủ động giải quyết được một phần gạch mộc khô cho lò nung. Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong công tác tổ chức sản xuất, tăng năng suất – chất lượng, nhưng nhìn chung giai đoạn này sản xuất của Công ty vẫn còn nhiều khó khăn, lao động thủ công là chủ yếu, sản phẩm tiêu thụ chậm, đời sống người lao động còn rất vất vả và nghèo.
Không chịu dừng lại, với mong muốn thoát nghèo, thoát khổ, những ý tưởng, cách làm mới đã được Công ty nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn ứng dụng vào trong sản xuất. Điều đó đã mở ra một chu kỳ phát triển mới của Công ty bằng việc thay đổi tư duy, đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ.
Giai đoạn 1978 – 1995, Công ty đã trải qua nhiều thăng trầm gắn liền với tên tuổi của các đ/c lãnh đạo chủ chốt sau đây:
TT |
Họ và tên |
Chức danh |
Giai đoạn |
1 |
Trần Minh Châu |
Trưởng ban kiến thiết Nhà máy gạch Ba Lan Giếng Đáy – Giám đốc Nhà máy gạch Hạ Long |
1974-1978 |
2 |
Vũ Quang Thức |
Giám đốc Nhà máy gạch Hạ Long |
9/1978-1979 |
3 |
Trần Ngọc Quang |
Nguyên Tổng Giám đốc TCT - Giám đốc Nhà máy gạch Hạ Long |
1979-1980 |
4 |
Nguyễn Văn Nhuần |
Bí thư Đảng ủy Nhà máy gạch Hạ Long |
1979-1980 |
Giám đốc Nhà máy gạch Hạ Long |
1980-1983 |
||
5 |
Trần Đức Tâm |
Giám đốc Nhà máy gạch Hạ Long |
1983-1987 |
6 |
Nguyễn Tường Bẩy |
Bí thư Đảng ủy Nhà máy gạch Hạ Long |
1981-1986 |
Giám đốc Nhà máy gạch Hạ Long, Công ty Gốm XD Hạ Long |
1987-1995 |
||
7 |
Vũ Văn Đích |
Chủ tịch CĐ Nhà máy gạch Hạ Long |
1978-1979 |
8 |
Trần Đức Xân |
Chủ tịch CĐ Nhà máy gạch Hạ Long |
1979-1981 |
9 |
Nguyễn Đan Phụng |
Bí thư Đảng ủy Nhà máy gạch Hạ Long, Công ty Gốm XD Hạ Long |
1987-1995 |
10 |
Đỗ Tất Xá |
Chủ tịch CĐ Nhà máy gạch Hạ Long |
1981-1987 |
11 |
Mai Minh Xưởng |
Chủ tịch CĐ Nhà máy gạch Hạ Long, Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long, Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long |
1987-4/2007 |
Một số hình ảnh của Công ty ở giai đoạn này: